Bệnh Đau Dạ Dày Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Biến Chứng Và Cách Chữa Đau Dạ Dày Tại Nhà

Bệnh đau dạ dày (hay còn gọi là đau bao tử) nó ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống. Những cơn đau quằn quại, kiêng khem ăn uống đủ thứ vì bệnh đau dạ dày.

Vậy nguyên nhân của nó là gì, các triệu chứng để nhận biết bệnh đau dạ dày. Đau dạ dày nếu không chữa kịp thời sẽ ảnh hưởng gì?

Cách ngăn ngừa như thế nào và những phương pháp chữa đau dạ dày tại nhà hiện nay đang được áp dụng mời Quý độc giả hãy tìm hiểu ngay bài viết bên dưới mà bigonline.com.vn chia sẽ dưới đây nhé.

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH

nguyen-nhan-dau-da-day
Nguyên nhân đau dạ dày
  • Do vi khuẩn H.P tên tiếng anh là (Helicobacter Pylori) chiếm khoảng 85% số người mắc bệnh.
  • Do thói quen ăn uống, ăn uống thất thường, ăn không đúng giờ, ăn quá no, ăn quá nhanh, ăn quá nhiều vào buổi tối, ăn uống không hợp vệ sinh, ăn phải các chất độc…)
  • Căng thẳng mệt mỏi, suy nghĩ nhiều.
  • Hút thuốc lá.
  • Lạm dụng quá nhiều thuốc giảm đau vv…

CÁC BỆNH DẠ DÀY THƯỜNG GẶP

  • Viêm loét dạ dày, tá tràng.
  • Trào ngược dạ dày.
  • Xuất huyết dạ dày.
  • Ung thư dạ dày.

TRIỆU CHỨNG BỆNH VIÊM LOÉT DẠ DÀY, TÁ TRÀNG

trieu-chung-benh-dau-da-day
Triệu chứng bệnh đau dạ dày
  • Đau vùng thượng vị có chu kỳ 15 phút đến 1 giờ (đau dạ dày thường đau sau khi ăn và đau ở phía trái , đau bên trái thường là viêm loét tá tràng.
  • Các cơn đau có thể lan rộng ra cả vùng hông, sườn phải và ra phía sau hông.
  • Đầy bụng.
  • Rối loạn tiêu hóa, táo bón hoặc tiêu chảy.
  • Thiếu máu.
  • Trong gia đình có người có tiền sử đau dạ dày (yếu tố di truyền).

BIẾN CHỨNG CỦA ĐAU DẠ DÀY

Đau dạ dày nếu không chữa kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày và tiến triển dẫn đến ung thư.

CÁCH NGĂN NGỪA ĐAU DẠ DÀY

Ăn uống đúng phương pháp và khoa học, không để dạ dày rỗng hơn 6 giờ vì lúc đó dạ dày sẽ tiết ra quá nhiều axit dễ làm viêm loét dạ dày.

Ăn chậm từ từ và nhai kỹ.

Tránh căng thẳng lo lắng và buồn phiền nhiều.

Ăn những thức ăn tốt cho dạ dày như: rau xanh các loại, đặc biệt là rau bắp cải, các loại quả.

Bổ sung các gia vị trong bữa ăn hằng ngày như:

Tỏi: Tỏi có tác dụng kháng khuẩn tốt

Nghệ: Nghệ bảo vệ niêm mạc dạ dày cực kỳ tốt.

Gừng: Gừng làm ấm dạ dày, kích thích tiêu hóa.

Xem thêm: Bệnh dạ dày nguyên nhân chủ yếu là do dạ dày chúng ta nhiều axit vậy để cân bằng axit trong dạ dày cũng như cơ thể bạn có thể tìm hiểu sản phẩm Bình nước tạo ion kiềm giúp tạo kiềm nhanh chỉ sau 10-15 phút. Giúp cân bằng axit trong cơ thể.

CÁCH CHỮA BỆNH ĐAU DẠ DÀY TẠI NHÀ

dau-da-day-an-uong-gi
Đau dạ dày nên ăn uống gì

Chữa ợ hơi, đầy bụng.

Phương pháp 1:

  • Tỏi xanh cả lá: 7 cây.
  • Muối ăn: 3g.
  • Dấm ăn: 100ml.

Lấy tỏi cắt khúc bỏ vào nồi cho muối và giấm vào đun sôi đến lúc chín. Ăn hằng ngày và làm như vậy để ăn trong vòng 7 ngày.

Phương pháp 2:

Nghệ tươi: 4 củ ép lấy nước, 4 giờ sáng thức dậy uống, sau đó kê gối lên lưng và ngủ tiếp.

Chuẩn bị sẵn 1 quả dừa, còn cả vỏ xanh, chặt vạt trên đầu để 1 lỗ thủng sau đó đun trên bếp lửa khoảng 30 phút. Ngủ dậy uống 1/3 nước dừa phần còn lại chia uống 3 lần trong ngày, uống từ 3 đến 4 quả sẽ khỏi bệnh

Chữa trào ngược dạ dày.

Cách 1:

  • Búp lá ổi: 50g.
  • Gạo lức: 50g.

Cách làm: Xắt lá ổi đem vào sao vàng cùng với gạo lức, đem sắc từu 500ml nước còn 200ml, uống lúc đang đói, uống liên tục hằng ngày cho đến khi khỏi bệnh thì thôi.

Cách 2:

Gừng pha với trà uống thay nước lọc hằng ngày.

Cách 3:

Gừng ngâm giấm (gừng 100g. Giấm 100ml, ngâm trong 7 ngày, uống từ 2 đến 3 lần trong ngày, uống liên tục đến khi lạnh bệnh).

Xem thêm:

Bệnh loãng xương nguyên nhân, triệu chứng cách phòng và chữa bệnh loãng xương

Bệnh cao huyết áp nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng và cấp cứu cao huyết áp tại nhà

Cách 4:

Chuối hột cắt mỏng phoi khô trong mát, đem nghiền thành bột, sau đó lấy 1 muỗng bột muối hột pha với nước ấm. hằng ngày uống trước bữa ăn.

Cách 5:

  • Mật ong: 1 muỗng.
  • Bột nghệ: 1 muỗng (hoặc nghệ tươi ép lấy nước.

Cách làm: Trộn đều mật ong và bột nghệ lại với nhau uống lúc đói và tối trước khi đi ngủ.

Cách 6:

Bắp cải ép lấy nước, ngày uống 2 lần, khi sáng sớm thức dậy bụng còn đói và trước khi đi ngủ khoảng 1 giờ.

Cách 7:

Ngâm hạt cau vào nước khi hạt mềm nhai nuốt cả nước lẫn cái sẽ giảm và hết đau.

Day huyệt chữa đau dạ dày:

  • Huyệt nội đình: Có tác dụng điều hòa chức năng của dạ dày.
  • Huyệt thái xung: Bình can, giáng khí.
  • Huyệt nội quan: Điều hòa thần kinh thực vật an thần, có tác dụng tích cực trong điều trị viêm loét.
  • Huyệt trung quản: Giảm co thắt, giảm đau.
  • Túc tam lý: Giảm đau chống co thắt.

Xem chi tiết các huyệt tại đây

Lưu ý: Để điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả phải kết hợp chế độ ăn uống như kiêng các chất chua, cay, các chất kích thích: cà phê, rượu… ăn các thức ăn dễ tiêu hóa, ăn uống đúng giờ, ăn chậm và nhai kỹ.

Tinh thân phải vui vẻ, thoải mái, tránh căng thẳng.

Sau khi ăn nghỉ ngơi 30 phút rồi mới làm việc.

5/5 - (15 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

BÁO CHÍ NÓI VỀ CHÚNG TÔI

0971056780 Messenger Chat Zalo