Bệnh tiểu đường ( còn gọi là bệnh đái tháo đường) Theo thống kê tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường ở Việt Nam từ 4-6%, ở một số thành phố lớn tỷ lệ này cao hơn, từ 9-10%.
Bệnh tiểu đường ở nước ta hiện nay đang đứng đầu thế giới về tốc độ gia tăng.
Người mắc bệnh ở mọi lứa tuổi và ngày càng trẻ hóa , thậm chí nằm trong lứa từ 9-10 tuổi.
Đáng lo ngại là 65% số người mắc bệnh không biết mình bị bệnh.
Mục lục
PHÂN LOẠI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Gồm 3 loại chính:
Bệnh tiểu đường tuýp 1:
Là bệnh phụ thuộc vào Insulin. Thường những người trẻ tuổi mắc loại này, chiếm tỷ lệ từ 5-10% số người mắc.
Bệnh tiểu đường tuýp 2:
Là bệnh không phụ thuộc vào Insulin. Thường những người lớn tuổi mắc loại này, chiếm khoảng 90-95%.
Bệnh tiểu đường thai kỳ:
Phụ nữ trong giai đoạn có thai bị tăng đường huyết. Bệnh sẽ khỏi khi em bé chào đời. Tuy nhiên thường 40-50% dễ bị lại khi lớn tuổi và có lối sống tích cực.
Chỉ số đường huyết:
Có 2 cách tính: Tính theo mmol/l hoặc mg/dl.
NGUYÊN NHÂN BỊ TIỂU ĐƯỜNG
- Do di truyền: Trong gia đình nếu bố và mẹ bị tiểu đường thì con có khả năng bị tiểu đường (theo thông tin thì di truyền chỉ là 50%).
- Ăn uống quá nhiều chất béo và chất bột gây tình trạng béo phì, thừa cân.
- Uống nhiều rượu, bia và nước ngọt.
- Phụ nữ làm việc vào ban đêm nhiều, ngồi nhiều trên 7 giờ mỗi ngày.
- Cuộc sống gặp nhiều căng thẳng, stress.
- Ngủ quá ít , dưới 5 giờ/ngày hoặc quá nhiều trên 10 giờ/ngày.
- Dùng một số loại thuốc chống lại tác dụng của Insulin (thuốc chứa steroid như: Prednisolone, một số thuốc ngăn cản tiết Insulin…).
NHỮNG DẤU HIỆU CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
- Ăn nhiều, uống nhiều, đi tiểu nhiều, người mệt mỏi.
- Da khô, ngứa.
- Hay bị ghẻ lỡ, mụn nhọt nhất là vào mùa đông.
- Phụ nữ hay bị ngứa và viêm nhiễm ở bộ phận sinh dục.
- Cảm giác tê và ngứa ran ở tay chân.
- Mắt nhìn mờ, thị lực giảm nhanh.
- Hay bị tiêu chảy hoặc táo bón.
- Người bị phù bắt đầu từ ngón chân, tay.
- Đau thắt ngực.
- Hay hoảng sợ, hay cáu gắt, ra nhiều mồ hôi.
- Giảm cân không rõ nguyên nhân.
Nếu bạn thấy có một trong những dấu hiệu trên nên đến ngay cơ sở y tế để khám và kiểm tra lượng đường trong máu.
Nhớ nhịn ăn trước khi đi khám hoặc khám sau khi ăn 2 tiếng.
Nếu kết quả kiểm tra đường >126mg/dl là bị tiểu đường cần phải điều trị và tuân theo những hướng dẫn của bác sĩ.
NHỮNG BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Ở mắt: Thoái hóa hoàng điểm, nhìn mờ, nếu không can thiệp điều trị kịp thời sẽ gây mù. Tỷ lệ mù khá cao.
Ở thận: Gây suy thận, phải chạy thận nhân tạo suốt đời.
Ở tim: Gây xơ vữa thành mạch, thiểu năng mạch vành, nhồi máu cơ tim, đột quỵ
Huyết áp tăng cao: Dễ gây tai biến, bán thân bất toại, liệt toàn thân và tử vong.
Ở thần kinh: Tê đau nhức, mất cảm giác.
Ở các giác quan khác: Dễ nhiễm trùng, khi bị nhiễm trùng rất lâu khỏi, đặc biệt là các vết lở loét ở chân.
Hoại thư: Phải tháo khớp, gây tàn phế cả đời.
Cứ 10 người chẩn đoán mắc bệnh thì có 6 người bị biến chứng.
XỬ TRÍ KHI BỊ TIỂU ĐƯỜNG
Bình tĩnh không lo lắng, cũng không thờ ơ.
Thay đổi nếp sống, nếp sinh hoạt.
Tích cực vận động cơ thể. Người trẻ thì chạy hoặc đi bộ nhanh và tập các môn thể thao mạnh như đá bóng, tập gym…
Người già thì đi bộ, vẫy tay (dịch cân kinh), tập các môn thể dục dưỡng sinh phù hợp: Tập quạt, tập gậy, chơi cầu lông, lạy phật, thái cực quyền…ít nhất mỗi ngày phải thực hiện 1-2 giờ.
Giữ trọng lượng cơ thể ổn định phù hợp với chiều cao của mình.
Hạn chế ăn các chất béo, chất bột chế biến sẵn, các đồ ăn đóng hộp và các đồ ăn chiên, xào ở nhiệt độ cao. Giảm lượng ăn tinh bột vào buổi tối. Không nên ăn gì sau 19 giờ.
Ngủ đủ giấc
Không uống rượu bia.
Không hút thuốc lá.
Ăn nhiều chất xơ và rau xanh các loại.
Ăn gạo lức, vì gạo lức rất tốt cho tiểu đường.
Giữ tâm thanh tịnh, tránh stress. Có thể chọn cho mình một việc gì yêu thích: Chơi cờ, cá cảnh, cây hoa, hội họa, niệm phật, nghe nhạc…
Theo dõi kiểm tra đường huyết thường xuyên, tối thiểu 1 tháng 1 lần.
Nếu cần điều trị phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý ngưng thuốc.
CÁC BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Cách 1:
Lá sa kê khô: 2 – 3 lá khoảng 100g
Đậu bắp tươi: 100g.
Lá ổi bánh tẻ: 20g.
Nước: 1,5 lít
Cách làm:
Nấu lấy 1,5 lít nước cho vào nồi bỏ các nguyên liệu trên vào cùng và nấu khi nào xuống còn 1 lít, uống cả ngày thay nước lọc, uống như vậy liên tục hằng ngày sẽ không cần uống thuốc tây.
Cách 2:
Đậu đen xanh lòng: 49 hạt
Cách làm:
Rửa sạch đậu đen, uống vào mỗi buổi sáng trước khi ăn sáng (nuốt đậu sống).
Cách 3:
Khổ qua khô (quả mướp đắng): 20g.
Nước: 1,5 lít.
Cách làm:
Đun uống thay nước, uống 15 ngày nghỉ 10 ngày uống tiếp. Có thể ép khổ qua tươi sống, nhó bỏ hạt trước khi ép lấy nước: Uống 10 – 20 ml/ngày/2 lần.
Một ngày không dùng quá 2 – 3 quả tươi, không dùng cho bệnh gan mật, vô sinh.
Cách 4:
Rau ngọt tươi 1 nắm, sắc uống 3 lần/ngày.
Cách 5:
Day huyệt ổn định tiểu đường.
Túc tam lý.
Huyệt thái khê.