Có nhiều chị em không biết mình đang mang thai vì vậy khi cơ thể mệt mỏi, ho hen đã vội ra tiệm thuốc tây tự ý mua uống thuốc cảm khi mang thai. Khi biết mình có thai đã rất lo lắng không biết con mình có bị dị tật hay không? Vậy khi gặp tường hợp như thế này phải xử lý thế nào và cách chữa trị cảm cúm nào khi mang thai không gây ảnh hưởng đến thai nhi các mẹ hãy cùng tìm hiểu bài viết này nhé.

Mục lục
BỆNH CẢM CÚM Ở BÀ BẦU
Cúm là tình trạnh nhiễm khuẩn đường hô hấp do virut cúm gây ra. Cúm là bệnh lành tính nhưng với phụ nữ mang thai mà bị nhiễm cúm thì không chỉ gây nguy hiểm cho mẹ mà khả năng gây dị tật cho thai nhi là rất lớn. Trong khi đó đối tượng mang thai lại rất dễ bị nhiễm cúm.
BIỂU HIỆN CẢM CÚM Ở PHỤ NỮ CÓ THAI
Sốt cao khoảng 38-39 độ C rét run cảm giác ớn lạnh đau đầu mệt mỏi kèm theo đau họng ho khan ho có đờm, hắt hơi sổ mũi, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, đau nhức cơ bắp ăn không ngon miệng các triệu chứng này thường kéo dài từ 3 đến 5 ngày và mức độ giảm nhẹ dần nếu chỉ ở thể nhẹ không có biến chứng cảm cúm sẽ hết hẳn từ 5 cho tới 10 ngày tùy theo sức đề kháng và chế độ chăm sóc nghỉ ngơi của người mẹ.
Tuy nhiên các mẹ có thể phải chịu đựng mệt mỏi kéo dài trong 1, 2 tuần hoặc lâu hơn nữa bên cạnh các biểu hiện ốm nghén của thai kỳ.
Cảm lạnh và cảm cúm giống nhau đó là thuộc nhóm bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, cảm lạnh mức độ bệnh nhẹ hơn cảm cúm. Dấu hiệu chính ngạt mũi, chảy nước mũi, đau họng, ho, hắt hơi, nhức đầu mỏi người, các triệu chứng này có thể kéo dài đến 2 tuần nhưng chỉ 5 đến 10 ngày bạn sẽ khỏi hoàn toàn.
NGUYÊN NHÂN KHIẾN BÀ BẦU DỄ BỊ CẢM CÚM
Thời gian mang thai cơ thể có nhiều thay đổi về nội tiết nên hệ thống miễn dịch bị suy giảm đi nhiều. Cơ thể mệt mỏi hơn, uể oải hơn cộng với việc nghén không ăn uống được những yếu tố này làm cho hệ thống miễn dịch bị suy giảm. Vì vậy nó sẽ dễ dàng bị tấn công từ tác động bên ngoài.
Thông thường các mẹ bầu 3 tháng đầu thường dễ mắc bệnh cảm cúm nhất. Trong 3 tháng đầu này chính là giai đoạn hình thành các cơ quan quan trọng của em bé cho nên chúng ta bị cảm cúm trong giai đoạn này sẽ không an toàn cho mẹ và thai nhi.
BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH CẢM CÚM ĐỐI VỚI MẸ BẦU
Theo thống kê của cơ quan y tế tại Việt Nam người phụ nữ mang thai nhiễm cúm chiếm tỷ lệ tử vong khoảng 20% tất cả các trường hợp tử vong do cúm. Các biến chứng hàng đầu như là: viêm phổi do virut cúm, phù phổi phải thở máy, các biến chứng về tim mạch như viêm cơ tim, tổn thương hệ thần kinh trung ương hoặc thậm chí nặng hơn nữa là tổn thương đa cơ quan.
BỊ CẢM CÚM KHI MANG THAI ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN THAI NHI?

Theo như nghiên cứu cho thấy virut cúm và các loại virut khác có thể gây dị tật cho thai nhi, khi người mẹ bị nhiễm virut ở giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ thì nguy hiểm càng tăng lên, nhưng không phải tất cả các loại virut đều gây dị tật.
Virut gây bệnh rubella có khả năng gây dị tật cao cho thai nhi ở giai đoạn đầu mang thai có thể lên tới 70-80% với những tổn thương ở mắt và hệ thần kinh.
Phụ nữ mang thai thời kỳ đầu bị nhiễm loại virut này cần kiểm tra kỹ lưỡng và được khuyến cáo đình chỉ thai nghén vì chắc chắn thai nhi đã bị dị tật rồi, cho nên đình chỉ sớm nhất có thể là cần thiết.
Với virut cúm nói chung khi người mẹ bị nhiễm cúm nặng thì dẫn đến tình trạng sốt cao và tính trạng này không gây nguy hiểm còn khi bị nhiễm khuẩn và nhiễm độc do virut gây ra thì có thể làm cho thai bị lưu và gây sảy thai. Chỉ có nhiễm độc nặng và rubella là nguy hiểm.
Nếu mẹ bầu bị cảm cúm trong bà tháng đầu các mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Còn trong trường hợp cảm lạnh trong giai đoạn mang bầu cũng có nhiều người gặp phải như viêm họng, hắt hơi, sổ mũi mà không có vấn đề gì sinh ra những em bé thông minh khỏe mạnh.
BỊ CẢM CÚM MẸ BẦU CÓ ĐƯỢC UỐNG THUỐC KHÔNG?
Đối với mẹ bầu nhất là giai đoạn 3 tháng đầu mang thai được khuyến cáo không nên sử dụng các loại thuốc. Bởi các loại thuốc đặc biệt là kháng sinh có thể gây ra tác dụng phụ dẫn đến nguy cơ sảy thai, nhiễm độc thai nghén và để lại di chứng dị tật thai nhi sau này.
Cảm cúm chưa có thuốc đặc trị vì các chúng virut cúm biến đổi rất nhanh trong cơ thể. Cách chữa cúm hiện nay thường tập trung điều trị các triệu chứng vì vậy những cách trị cảm cho bà bầu không dùng thuốc nên được ưu tiên trước.
Trường hợp bệnh không có triệu chứng thuyên giảm thì lúc này mẹ cần được tư vấn của các bác sĩ để sử dụng thuốc phù hợp.
LỠ UỐNG THUỐC CẢM KHI MANG THAI PHẢI LÀM SAO?
Có nhiều phụ nữ không biết mình đang mang thai vì vậy khi có vấn đề về sức khỏe đã tự ý dùng thuốc. Khi phát hiện mình có thai rất lo lắng không biết con mình có bị dị tật hay không. Lời khuyên tốt nhất cho các mẹ lỡ uống thuốc khi biết mình có thai đó là bình tĩnh không nên quá lo lắng ảnh hưởng đến thai nhi. Vì có những loại thuốc được chỉ định dùng hỗ trợ điều trị cảm cúm cho phụ nữ mang thai như : Acetaminophen thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt.
Khi lỡ uống thuốc nên dừng ngay việc uống thuốc lại dù bạn đnag uống bất cứ loại thuốc nào. Mang vỏ thuốc và nhớ liều lượng, thời gian mình đã uống đến các bệnh viện lớn khoa tiền sản để được tư vấn tác dụng phụ của thuốc lên thai từ đó đưa ra các quyết định có thể dưỡng thai hay không.
MẸ BẦU CẦN LÀM GÌ KHI BỊ CẢM CÚM
Không tự ý dùng thuốc
Các loại thuốc đều có thể có tác dụng phụ dẫn đến sảy thai, dị tật thai nghén, nhiễm độc thai nghén. Nếu dùng không đúng chỉ định liều lượng và chức năng, nhiều loại thuốc có thể ảnh hưởng đến thai nhi như: thuốc giảm đau Aspirin, thuốc tiêu đờm Guaifenesin, thuốc ức chế ho Dextromethorphan, thuốc kháng virut, thuốc Ibuprofen, thuốc Naproxen, thuốc Sodium Salicylate… Chỉ sử dụng thuốc ho thảo dược được ghi rõ trong hướng dẫn sử dụng là được sử dụng cho mẹ bầu.
Thăm khám bác sĩ để được chỉ dẫn
Hệ thống miễn dịch của người phụ nữ sẽ suy giảm từ khi bắt đầu mang thai do đó mẹ bầu rất dễ bị nhiễm trùng mắc ho, cảm lạnh và cúm. Các trường hợp cúm virut có sốt, nhiễm trùng mà mẹ mắc 3 tháng đầu thai kỳ cần phải khám và kiểm tra kỹ hơn một chút còn 2 quý sau thì không cần phải lo.

Tắm nước ấm
Thay vì ngâm mình trong bồn tắm nóng với nhiều rủi ro xảy ra cho thai nhi mẹ nên tắm nước ấm để cảm thấy dễ chịu hơn.
Lưu ý mẹ nên giữ cho phần đầu, cổ khô ráo sau khi tắm xong mẹ lau khô người mặc áo mỏng và không quấn chăn quá ấm.
Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi đầy đủ
Ngủ kê cao gối việc ngủ đủ giấc cũng giúp cho bà bầu hồi phục sức khỏe nhanh chóng, trong khi ngủ mẹ nên kê cao phần đầu ở vị trí cảm thấy thoải mái nhất nó sẽ giúp giảm nghẹt mũi và đờm không bị trào ngược
Súc miệng bằng nước muối ấm
Mẹ có thể pha một thìa muối vào trong một cốc nước ấm sau đó súc miệng trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy. Điều này sẽ làm giảm các triệu chứng đau rát họng.
Theo dõi nhiệt độ thường xuyên
Khi gặp triệu chứng sốt mẹ nên theo dõi nhiệt độ thường xuyên và ưu tiên dùng các biện pháp không dùng thuốc trước.
Biện pháp hạ sốt tự nhiên
Uống dung dịch điện giải như oresol tác dụng chính là bù nước, thanh lọc cơ thể, tăng sức đề kháng cho cơ thể giúp mẹ mau giảm sốt.
Làm mát từ bên ngoài để hạ nhiệt giúp mẹ thoải mái hơn các mẹ có thể sử dụng khăn nhúng nước ấm để chườm lên trán hoặc lau toàn thân đặc biệt là các vị trí trán, hai bên nách, bẹn và nhớ thay khăn lau 6 phút mỗi lần. Tuyệt đối không chườm bằng nước lạnh.
BÀ BẦU BỊ CẢM CÚM NÊN ĂN GÌ VỪA NHANH KHỎI MÀ LẠI AN TOÀN?
Các loại trái cây giàu vitamin C
Để mẹ bầu nhanh khỏi thực đơn hằng ngày nên bổ sung các loại rau củ quả có chứa vitamin C có tác dụng tăng sức đề kháng và giàu chất chống oxy hóa. Một số loại trái cây giàu vitamin C như: họ cam, quýt, bưởi, chanh, ớt chuông, việt quất…

Cháo trứng, hành lá, tía tô, lá kinh giới
Uống lá tía tô kinh giới theo đông y thì lá kinh giới có vị cay tính ấm có tác dụng làm ra mồ hôi giúp lợi tiểu chữa sốt nóng trị cảm gió chữa bệnh dị ứng. Hãy sao đen lên để cầm huyết.
Khi bị cảm cúm mẹ bầu có thể sử dụng lá kinh giới để chữa khỏi bệnh một cách hoàn toàn và an toàn. Bạn lấy lá kinh giới, tía tô mỗi thứ 15g, cam thảo 2,5g đem nấu đun sôi lấy nước uống. Những vị thuốc này sẽ nhanh chóng giúp mẹ thoát khỏi các triệu chứng cảm cúm. Chỉ uống một lượng vừa phải vì chúng có tính ấm, nước lá tía tô thì giúp an thai nhưng chỉ nên dùng một lượng vừa phải chừng 400ml là tối đa.
Ăn cháo trứng nóng: nếu mẹ bị cảm cúm nhẹ mẹ bầu chỉ cần ăn cháo trứng nóng với hành lá tía tô.
Lưu ý rằng cháo trứng phải ăn khi còn nóng để toát ra mồ hôi điều này sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn, món ăn này không chỉ bổ dưỡng mà nó còn có tác dụng chữa cảm cúm an toàn cho cả mẹ và bé.
Súp gà đây là món ăn giàu dinh dưỡng vitamin và chất chống viêm, súp gà còn làm dịu đi các triệu chứng của cảm cúm.
Tỏi, gừng
Tỏi là gia vị không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình, nó còn có tác dụng trong việc chữa cảm cúm dân gian rất hiệu quả. Khi bị cảm cúm bạn hãy giã nát một vài tép tỏi hòa vào cốc nước rồi uống trực tiếp sẽ khỏi bệnh rất nhanh. Mặc dù khó uống do mùi vị của tỏi cay nồng nhưng sau đó nó mang lại cảm giác rất dễ chịu.
Đánh cảm với rượu gừng tóc rối hoặc trứng ngãi cứu có tác dụng cho cả cảm lạnh và cảm cúm. Với rượu gừng tóc rối nguyên liệu là rượu với gừng nguyên vỏ xay giã nhỏ để ngâm càng lâu năm càng tốt. Gừng nguyên vỏ có tính ấm rất cao. Tóc rối vo tròn bọc trong tấm khăn mềm bạn chấm tóc rối vào rượu đánh xuôi theo chiều cơ thể theo đường dài từng vùng theo mặt, cổ, vai, lưng, tay, chân bạn sẽ thấy nhẹ người xua đi khí xấu bên trong cơ thể.
Đánh cảm trứng gà với ngãi cứu bạn luộc trứng gà trong nước với một ít ngãi cứu bóc lấy lòng trắng trứng gói trong chiếc khăn với đồng bạc hoặc dây bạc chấm nước ngãi cứu nóng đánh dọc theo chiều cơ thể. Sau đó uống chút nước ngãi cứu cho ấm người, sau khi đánh cảm với 1 trong 2 cách trên bạn ăn cháo nóng, nghỉ ngơi bạn có thể dùng cách xông tinh dầu tràm, tinh dầu thảo dược để diệt virut, vi khuẩn làm ấm phòng điều này sẽ làm bạn mau trở lại trạng thái bình thường nhất.
Uống nhiều nước
Uống nhiều nước cũng là một cách giúp cho cơ thể phòng bệnh cảm cúm, theo các chuyên gia y tế bị cúm mà uống nhiều nước lọc, nước hoa quả đặc biệt là nước ấm giúp giảm đáng kể triệu chứng nghẹt mũi, khó chịu.

Sử dụng các bài thuốc dân gian
Nguyên liệu phổ biến như: chanh đào, quất, lê, lá hẹ, lá húng chanh cùng với đường phèn vào bát sau đó hấp cách thủy khoảng 15-20 phút và uống phần nước ở trong bát. Truy nhiên cách này áp dụng hiệu quả nhất khi mẹ mới có triệu chứng ho đờm và cần phải sử dụng đều đặn mỗi ngày.
KHI NÀO MẸ BẦU CẦN ĐI KHÁM BỆNH VIỆN
Cảm lạnh thì có thể không gây ra vấn đề cho thai nhi nhưng cảm cúm thì có thể gây ra vấn đề cho thai nhi. Cảm cúm kéo dài có thể gây ra biến chứng gây tăng nguy cơ sinh non, dị tật bẩm sinh ở trẻ. Do đó khi bị cảm cúm có các dấu hiệu sau mẹ cần đi khám để gặp bác sĩ chữa trị kịp thời như: chóng mặt, khó thở, đau hoặc tức ngực, chảy máu âm đạo, nôn mửa dữ dội, sốt cao, chuyển động của thai nhi giảm hoặc có các biểu hiện của bệnh viêm phế quản, hen suyễn.
Trong trường hợp mẹ bị cảm cúm kéo dài và sử dụng các biện pháp thảo dược tự nhiên không hiệu quả thì mẹ cũng nên đi khám để được tư vấn sử dụng thuốc phù hợp.
BỊ CẢM CÚM BÀ BẦU KHÔNG ĐƯỢC ĂN GÌ?
Khi bị cảm cúm tuyệt đối không nên ăn những thực phẩm đông lạnh, đồ ăn cay nóng, các loại cá, trứng vịt, lòng lợn, đồ ăn nhiều dầu mỡ… những thực phẩm này không tốt cho sức khỏe khi cơ thể đang bị cảm cúm.
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA GIẢM NGUY CƠ MẮC CẢM CÚM CHO MẸ BẦU
Ngoài việc tiêm phòng cúm khi mang thai các mẹ bầu cần áp dụng các thói quen sau, tích cực bổ sung các loại hoa quả có vitamin C, uống nhiều nước giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối thường xuyên.
Có thể uống nước mật ong thêm gừng hoặc chanh nóng cũng rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu. Khi đi ra ngoài bạn cũng nên cẩn thận mang trong mình một chiếc áo mưa phòng bị khi bị mưa rất dễ bị cảm.
Hãy tránh tiếp xúc với người bị cảm cúm vì mẹ bầu có nguy cơ bị nhiễm bệnh cao nhất. Hạn chế các thói quen dùng tay che miệng khi hắt hơi hoặc ho tránh giơ tay lên mặt để hạn chế sự lây lan từ bàn tay lên cơ thể.
Hãy tránh xa khói thuốc lá không uống các chất có cồn, cà phê tích cực đi bộ hít thở không khí trong lành. Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn, đeo khẩu trang tránh khói bụi, tránh những virut vi khuẩn khi ra ngoài, nhiều khi đi ra đường hít phải khói bụi hoặc nơi nào đó phun sơn chẳng hạn thì bạn có thể bị nhiễm viêm họng ảnh hưởng đến niêm mạc mũi hay sổ mũi vì vậy phải bịt khẩu trang kỹ.
Trong khi ngủ thai phụ nên tránh ngủ đối mặt với quạt máy, nên đặt một cái khăn mỏng để giữ ấm cho cổ, nên nhỏ mũi thường xuyên để sạch hốc mũi.
Cần phải rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi chế biến thức ăn, trước khi cầm nắm thức ăn và sau khi đi vệ sinh ngay cả khi không bị bệnh. Bên cạnh đó việc súc miệng bằng nước muối thường xuyên có thể giúp ngăn chặn viêm họng như là ngăn ngừa nhiễm trùng phát sinh.
KẾT LUẬN
Trên đây là những thông tin cần thiết về uống thuốc cảm khi mang thai với bài viết này chúng tôi hy vọng đã đủ thông tin cho các mẹ bầu nắm bắt. Bigonline chúc các mẹ mạnh khỏe vượt qua thai kỳ mẹ tròn con vuông. Mọi chi tiết xin liên hệ 0971.056780 – 0828.056780 chúng tôi rất hân hạnh giải đáp mọi thắc mắc của mẹ bầu.