Tai bị nước chui vào có nguy hiểm nghiêm trọng không? Việc chúng ta bị nước xâm nhập và tai là điều khó tránh khi hoạt động. Tuy nhiên nước vào tai cần được phát hiện sớm và điều trị để tránh được các rủi ro không mong muốn.
Dưới đây là cách chữa nước vào tai đơn giản bằng phương pháp mà chúng tôi đã áp dụng thành công ai cũng có thể làm được.
Mục lục
NGUYÊN NHÂN BỊ NƯỚC VÀO TAI
Nước xâm nhập vào tai có rất nhiều nguyên nhân gây ra. Dù cho là vì nguyên nhân gì thì nước xâm nhập đọng lại trong tai đều gây ra khó chịu nhất định. Sau đây là một số nguyên nhân nước xâm nhập vào tai cho các bạn phòng tránh:
- Quá trình tắm gội không may nước vào tai
- Đi bơi thường xuyên bị nước hồ bơi chảy vào tai
- Trời mưa nước vô tình văng bắn vào tai
Bị nước vào tai có thể do vô tình hay chủ quan. Tuy nhiên dù là vì nguyên nhân nào thì khi nước đã xâm nhập vào tai cũng cần hết sức chú ý quan sát và xử lý kịp thời.
NƯỚC VÀO TAI CÓ NGUY HIỂM KHÔNG
Nước vào trong tai sẽ khiến chúng ta có cảm giác lùng bùng trong đầu rất khó chịu nếu chúng ta không làm cho nước trong tai ra khi ăn một cái gì đó trong đầu cứ lùng bùng.
Nước vào tai tuy không gây nghiệm trọng nặng nhưng để lâu ngày sẽ dẫn đến các biến chứng khác.
Những biến chứng khi nước đọng trong tai lâu không xử lý:
- Nước đọng trong tai lâu ngày làm môi trường mất cân bằng khiến cho vi khuẩn xâm nhập phát triển
- Ù tai giảm khả năng nghe hoặc gây điếc
- Đau sưng đỏ tai gây nên sốt cao có thể dẫn phát tác bệnh lý nền
- Tai chảy dịch không ngừng khiến nhiễm khuẩn
- Ngứa nóng rát tai không rõ lý do gây khó chịu kèm mệt mỏi
- Viêm tai ngoài
- Như vậy, chúng ta có thể thấy được nước vào tai gây ra nhiều nguy hiểm cùng biến chứng khó lường. Các căn bệnh về tai mũi họng xưa nay đều mạng lại nguy hiểm khôn lường và kéo dài cho người bệnh. Do đó dù là vì nguyên nhân nào nước vào tai cũng cần được sớm phát hiện và xử lý.
CÁCH CHỮA NƯỚC VÀO TAI BẰNG PHƯƠNG PHÁP LẤY ĐỘC TRỊ ĐỘC
Khi bị nước vào tai có thể bạn tìm kiếm trên google cách chữa nước vào tai có rất nhiều cách chữa như là:
- Dùng khăn mềm lau khô.
- Lắc nghiêng đầu sang một bên.
- Nằm nghiêng úp tai xuống chăn mềm hoặc gối.
- Dùng máy sấy tóc để sấy khô nước trong tai.
- Dùng thuốc nhỏ tai loại không kê đơn để lấy nước ra khỏi tai.
- Ngáp hoặc nhai kẹo cao su.
- Pha hỗn hợp nửa cồn với nửa giấm để làm sạch nước và vệ sinh tai.
- Úp tay vào tai bị nước vào sau đó dùng bàn tay vỗ vào cho đến khi nước chảy ra.
Các phương pháp trên hiệu quả tuy nhiên những phương pháp này chỉ phù hợp khi chúng ta tắm hay bị nước vào tai khi ở nhà mới tiện sử dụng các dụng cụ hay các phương pháp này được còn khi chúng ta đi bơi, đi ra ngoài bị thì không sẵn có những dụng cụ trên để làm.
Dưới đây là phương pháp nhanh nhất dù bạn ở bất cứ nơi đâu cũng có thể áp dụng được. Đây là phương pháp được đúc rút từ kinh nghiệm mà tôi đã từng bị nhiều lần và áp dụng thành công.
Phương pháp này được chúng tôi đặt tên là “phương pháp lấy độc trị độc”.
Khi bị nước vào tai bạn hãy cho một ít nước sạch vào lòng bàn tay sau đó nghiêng tai bị nước vào sang một bên (bị tai trái thì nghiêng sang bên phải và ngược lại bị tai phải thì nghiêng sang bên trái) nghiêng tai này nhằm mục đích để bạn đổ nước ở lòng bàn tay vào tai. Chỉ cần đổ ít không phải đổ nhiều có cảm giác nước vào lại trong tai là được.
Khi đổ nước từ lòng bàn tay vào bạn nhớ đổ nước cho nó vào hẳn trong tai luôn khi nào có cảm giác nước đã vào hẳn thì bạn lấy ngón tay cho vào lỗ tai sau đó nghiêng đầu ngược, vừa nghiêng đầu vừa lấy ngón tay kéo tai bị nước vào xuống, hướng xuống đất làm như vậy đảm bảo nước trong tai sẽ tự động ra theo.
Khi nước trong tai ra thứ nhất bạn sẽ có cảm giác nước ấm ấm từ trong tai ra ngoài, thứ 2 trong đầu không còn cảm giác bùng bùng khi lấy tay vỗ nhẹ trên đầu hoặc khi nhai không còn cảm giác bùng bùng trong tai.
CÁCH PHÒNG TRÁNH NƯỚC VÀO LỖ TAI
Khi hoạt động ra mồ hôi nhiều không nên đeo tai nghe nước sẽ chảy theo đường tai nghe vào trong tai.
Khi đi bơi, đi tắm nên dùng nút bịt tai hoặc đội thêm mũ bơi để tránh nước nọt vào tai.
Khi đi bơi không nên trêu đùa tạt nước vào nhau dễ bị nước vào tai.
BỊ NƯỚC VÀO TAI KHI NÀO CẦN GẶP BÁC SĨ?
Nước vào tai tiềm tàng nhiều nguy cơ gây hại đến sức khỏe của chính bản thân chúng ta. Mặc dù vậy, không phải lúc nào cũng phải đến bác sĩ. Nếu bản thân người bị phát hiện xử lý kịp thời và không có biểu hiện diễn biến xấu thì có thể không cần gặp bác sĩ.
Với những trường hợp đã chủ quan không biết từ đầu khi phát hiện tai bị tổn thương nặng thì cần đến bác sĩ kiểm tra xử lý sớm. Lúc đó chỉ có y khoa mới đủ điều kiện để ngăn chặn và xử lý triệt để viêm tai cùng sự xâm nhập của vi khuẩn.
Trên đây là một số chia sẻ về cách chữa trị nước vào tai của BIGONLINE. Rất mong những thông tin trên hữu ích cho độc giả. Bài viết chỉ có tính chất tham khảo mọi thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn xin liên hệ đến số Hotline: 0971.056780 – 0828.056780. Chúng tôi sẽ hỗ trợ tận tình.