Táo bón (bón) là một trong các chứng bệnh phổ biến hiện nay. Khi bệnh mới ở giai đoạn đầu thì không gây quá nhiều trở ngại trong cuộc sống nhưng nếu để lâu sẽ gây ra hậu quả không tốt cho hệ tiêu hóa.
Nhiều người đã nghe tên và mắc phải căn bệnh này nhưng vẫn chưa thực sự hiểu rõ về nó. Vậy thực sự táo bón là gì? Những dấu hiệu cụ thể, cách phòng tránh, cách chữa trị và làm sao để hạn chế tối đa căn bệnh này?
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây bạn nhé!

Mục lục
BỆNH TÁO BÓN (BÓN) LÀ GÌ? TÁO BÓN (BÓN) THỰC THỂ LÀ GÌ?
– Bệnh táo bón (bón) được hiểu là quá trình đi đại tiện trở nên khó khăn cùng với đó là thời gian đi vệ sinh lâu hơn so với ngày bình thường.
Trên thực tế thì đối với mỗi người đều sẽ có các thói quen đi đại tiện riêng biệt, không giống nhau. Tuy nhiên nếu bạn có biểu hiện đi đại tiện với số lần ít hơn 3 lần/ tuần thì rất có khả năng bạn đã bị táo bón.
– Táo bón ở mức độ nhẹ thậm chí còn có thể tự hết nếu người bệnh có ý thức thay đổi cách sinh hoạt. Còn nếu táo bón thực thể thì bệnh có nguyên nhân do tổn thương chức năng hoặc cấu trúc nội tại trong hệ tiêu hóa.
Lúc này, người bệnh sẽ cần bác sĩ can thiệp, chữa trị để có thể khiến tình trạng bệnh không xấu đi và chữa trị kịp thời.
CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY RA BỆNH TÁO BÓN (BÓN) LÀ GÌ
– Rất nhiều người thắc mắc vậy nguyên nhân chính gây ra chứng bệnh táo bón là gì? Theo y học thì tình trạng này xảy ra bởi chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng không khoa học.
Khẩu phần ăn ít chất xơ, ít uống nước, thường xuyên nhịn đại tiện hoặc cũng có thể do người bệnh bị mắc hội chứng rối loạn ruột già.
– Bên cạnh đó, táo bón còn gặp ở những người thường xuyên sử dụng các loại thuốc có tác dụng điều trị bệnh dạ dày, trầm cảm… hoặc các bệnh về tim mạch, tiểu đường…
Khi sử dụng một số loại thuốc có tác dụng nhuận tràng như Duphalac, forlax… cũng khiến nguy cơ bị mắc bệnh tăng cao hơn.
– Theo quan niệm của Đông y thì nguyên nhân của táo bón như sau: Những người bị tích nhiệt, dương thịnh thường xuyên sử dụng rượu bia. Khí trệ kém lưu thông và cơ thể bị tổn thương do mệt mỏi.
Cơ thể bị suy nhược, thiếu chất cũng có thể là lý do gây ra táo bón.

NHỮNG ĐỐI TƯỢNG THƯỜNG CÓ NGUY CƠ DỄ MẮC PHẢI BỆNH TÁO BÓN (BÓN)
– Bất cứ ai cũng có thể gặp phải tình trạng táo bón. Chỉ cần một chế độ sinh hoạt không hợp lý là bạn có thể bị táo bón ngay. Trong đó đối tượng phụ nữ mang thai dễ bị táo bón nhất.
Thông thường sau khi trải qua quá trình sinh đẻ, người mẹ thường phải nằm trên giường thời gian dài, ít vận động nên khiến cho quá trình tiêu hóa bị hạn chế. Phân tích tụ trong ruột già lâu dẫn đến tình trạng táo bón.
– Ngoài ra trẻ em cũng là đối tượng dễ bị táo bón do chế độ ăn uống ít chất xơ hoặc thói quen nhịn đại tiện. Đa số trẻ em không thích ăn rau vì thế bố mẹ nên tìm các cách để kích thích bé ăn rau nhiều hơn như: bày biện rau củ theo hình dạng sinh động, xay nhỏ…
– Những người cao tuổi, sức khỏe yếu, ít vận động, các cơ quan hoạt động không hiệu quả cũng là đối tượng dễ mắc bệnh táo bón.
NHỮNG DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH TÁO BÓN (BÓN) LÀ GÌ
– Dấu hiệu của bệnh táo bón khá dễ dàng có thể nhận thấy như: Đầy bụng, khó tiêu, bụng sưng to. Bên cạnh đó người bệnh có cảm giác mệt mỏi, khó chịu, chán ăn, ăn không ngon miệng.
– Lý do bụng bị phình chướng là do chất thải tích tụ lâu ngày không ra được dẫn đến dồn ứ. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến bệnh lý trĩ ngoại, trĩ nội, sa trực tràng. Nếu đã bị trĩ thì người bệnh cần được can thiệp bằng các thủ thuật của y khoa.
– Phân to, cứng khó ra sẽ khiến trực tràng bị tổn thương. Song song với đó sẽ gây ra những đau đớn vùng hậu môn làm cho người bệnh bực tức, căng thẳng và khó chịu.
Lâu dần, các chất cặn bã không thể ra ngoài được sẽ hấp thụ ngược vào máu từ đó cơ thể sẽ bị nhiễm độc. Hậu quả là làm cho đầu óc người bệnh kém minh mẫn, buồn bực, chán nản.

BỊ TÁO BÓN MÃN TÍNH KÉO DÀI THƯỜNG XUYÊN CÓ THỂ DẪN ĐẾN CÁC BIẾN CHỨNG GÌ
– Táo bón được đánh giá là mức độ không quá nguy hiểm, càng không phải là một chứng bệnh nan y tuy nhiên lại gây ra nhiều hệ lụy bất tiện, khó chịu cho người bệnh.
Khi mắc táo bón thì người bị bệnh buộc phải dùng sức để rặn nhiều vì vậy tăng áp lực lên vùng ổ bụng. Từ đó vùng hậu môn xuất hiện máu ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý.
– Ngoài ra, bệnh này nếu để lâu không chữa trị sẽ gây ra những biến chứng đau đớn như: Đại tiện ra máu và nứt, rò hậu môn, trĩ ngoại, trĩ nội, sa búi trĩ, viêm hậu môn, tắc ruộng, nhiễm độc mãn tính, giảm thiểu sức khỏe…
Đây còn là một trong các tác nhân làm tăng tỷ lệ mắc viêm ruột thừa, ung thư trực tràng…
– Trong tất cả các biến chứng đã kể trên thì biến chứng phổ biến dễ mắc phải nhất là bệnh trĩ. Lý do là trong quá trình đại tiện, người bị táo bón theo thói quen sẽ cố gắng dùng sức để rặn liên tục.
Quá trình này diễn ra thường xuyên khiến cho búi trĩ bị sa xuống. Thậm chí, sau đó chỉ cần đi đại tiện người bệnh sẽ rơi vào tình trạng hậu môn chảy máu đi ra kèm với phân.
KHI NGƯỜI BỆNH BỊ TÁO BÓN (BÓN) LÚC NÀO THÌ NÊN CẦN ĐI KHÁM BÁC SĨ

Táo bón là loại bệnh không gây ra nguy hiểm ngay lập tức. Tuy nhiên, bạn cũng không nên chủ quan.
Nếu đã thay đổi thói quen sinh hoạt phù hợp mà vẫn chưa thấy tình trạng cải thiện sau hơn 2 tuần thì bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa.
Họ sẽ chuẩn đoán tình trạng bệnh vì nếu bị táo bón lâu người bệnh có thể đã mắc phải một loại bệnh nào khác.
Bên cạnh đó, nếu trong phân thấy thường xuyên có máu, vón cục, giảm cân không rõ nguyên nhân, thường xuyên đau quặn bụng thì cũng nên đến bác sĩ để tìm ra nguyên nhân cụ thể và chữa trị.
NHỮNG KỸ THUẬT Y TẾ VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÀO DÙNG ĐỂ CHẨN ĐOÁN BỆNH TÁO BÓN (BÓN)
– Khi bệnh nhân đến khám sức khỏe, sau khi khám sức khỏe tổng quát, kiểm tra tiền sử sức khỏe thì bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh làm một số xét nghiệm chi tiết để chẩn đoán và xác định được nguyên nhân gây bệnh.
– Xét nghiệm máu là quy trình giúp xác định lý do gây ra bệnh táo bón. Việc làm này có thể phát hiện ra bệnh tăng canxi hoặc suy tuyến giáp.
– Phương pháp chụp X-quang cũng là biện pháp để các bác sĩ có thể phát hiện ra đoạn ruột bị tắc hay không. Ngoài ra, đây là cách để họ có thể biết được phân hiện đang nằm tại đại tràng hay không.
– Soi đại tràng bằng phương pháp sigmoidoscopy là thủ thuật mà bác sĩ sử dụng một chiếc ống mỏng, mềm đưa từ từ vào sâu vùng hậu môn. Mục đích của việc soi là kiểm tra phần dưới và trong trực tràng.

– Kỹ thuật nội soi dạ dày khá phổ biến khi kiểm tra xem bệnh nhân có mắc bệnh lý gì hay không. Nhờ vào một chiếc ống mỏng, dài, có gắn máy qua nhỏ bác sĩ sẽ luồn ống qua miệng bệnh nhân đến hậu môn.
– Một phương pháp phổ biến khác là đánh giá sự co thắt của hậu môn. Việc làm này sẽ giúp cho bác sĩ có thể kiểm tra được sự kết hợp của hệ cơ có trong các nhu động thành ruột.
CÁCH CHĂM SÓC VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ TÁO BÓN (BÓN) NHƯ THẾ NÀO HIỆU QUẢ
Điều trị bằng tây y
Nhiều người bệnh táo bón thường tự mua các loại thuốc tây về nhà để uống và điều trị. Một số loại thuốc thường dùng để trị bệnh táo bón được ưa chuộng có thể kể đến như: duphalac,
Thuốc nhuận tràng Forlax, thuốc xổ… Vậy nhưng nếu các loại thuốc này chỉ phát huy hiệu quả tạm thời, không lâu dài thì không nên lạm dụng. Lý do là sẽ gây ra các bệnh lý nặng hơn về trĩ.
Nếu bạn chữa trị tây y thì kể cả chữa khỏi cũng cần duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh để tránh bị tái lại.
Điều trị bằng đông y
Điều trị bằng phương pháp y dược cổ truyền đông y là phương pháp nhiều người sử dụng. Theo đông y thì để giải quyết triệt để bệnh cần trị từ căn nguyên gây ra bệnh.
Chính vì thế thông thường người bệnh sẽ điều trị bệnh bằng các phương pháp dưỡng huyết, dưỡng huyết nhuận tràng…
Với phương pháp này, các bác sĩ đông y sẽ kê cho bệnh nhân thuốc uống từ các loại thảo dược quý có trong tự nhiên được lưu truyền và nghiên cứu từ lâu đời. Quá trình điều trị cần kéo dài để mang lại hiệu quả tận gốc và không tái phát.
Điều trị bằng phương pháp dân gian
Một trong các phương pháp điều trị táo bón được dân gian thường sử dụng là ăn các loại thực phẩm có sẵn trong tự nhiên.
Đó là các loại rau có tác dụng nhuận tràng như: rau khoai lang, rau mồng tơi, rau đay, rau dền, rau muống… Cách thức này thường tốn ít chi phí và không mất nhiều thời gian.
Ngoài ra, củ khoai lang cũng là một loại “thực phẩm vàng” có công dụng giảm thiểu các triệu chứng khó chịu do táo bón.
Điều trị bằng phương pháp thải độc đại trằng bằng cà phê.
Phương pháp thải độc đại tràng bằng cà phê không những cơ thể được đào thải độc tố hằng ngày mà vấn đề táo bón sẽ hiệu quả sau 1 lần lần làm là chúng ta đi vệ sinh bình thường thậm chí đi vệ sinh ngay lập tức.
Với cơ chế như một vòi rửa, nước sẽ được đưa từ hậu môn vào và làm cho những chất cặn bã, phân của chúng ta lâu ngày nằm trong đó sẽ được đào thải và đưa ra khỏi cơ thể sau một lần làm.
Phương pháp này có thể nói đây là phương pháp chữa táo bón cấp tốc cho những ai đang bị. Bạn có thể tìm hiểu phương pháp này để áp dụng cho mình và người thân cực kỳ hiệu quả.
CÁCH NGĂN NGỪA VÀ PHÒNG TRÁNH BỆNH TÁO BÓN (BÓN) NHƯ THẾ NÀO
– Để ngăn ngừa và có thể phòng tránh căn bệnh táo bón tai hại thì chúng ta cần phải tạo được một thói quen, lối sống sinh hoạt lành mạnh, hợp lý. Đó là cách bền vững để chống lại bệnh táo bón.
Trong đó, bạn cần quy định được mốc thời gian đi vệ sinh trong ngày, điều này sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Thời điểm đi đại tiện tốt nhất là buổi sáng ngay sau khi ăn.
Đây là lúc hệ đường ruột được kích thích nên giảm thiểu nguy cơ táo bón. Tuy nhiên nếu trong ngày bạn có buồn đi vệ sinh thì cũng đừng nên nhịn mà cần giải quyết ngay.
Việc thường xuyên nhịn đi vệ sinh sẽ tăng áp lực lên vùng đại tràng và gây ra táo bón.
– Một trong những điểm cần lưu tâm đối với những người thường xuyên bị táo bón là nên uống lượng nước vừa đủ trong ngày.
Nước không những tốt cho hệ tiêu hóa mà còn giúp cơ thể được hấp thu năng lượng, khỏe khoắn suốt ngày dài, chống mỏi mệt.
Chất lỏng sẽ giúp phân không bị vón cục kéo dài. Ngoài ra, có nhiều tài liệu đã chứng minh đối với những người uống nước nhiều sẽ ít khi bị táo bón so với người lười uống nước.
CHẾ ĐỘ ĂN CHO NGƯỜI BỊ TÁO BÓN

– Để có một hệ đường ruột khỏe mạnh, ngăn ngừa táo bón thì rất cần có một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Bạn nên hấp thụ lượng lớn chất xơ với mục đích tăng cường và thúc đẩy sự di chuyển của khối lượng của phân qua thành ruột.
Cách bổ sung chất xơ rất đơn giản, bạn chỉ cần thêm hoa quả tươi và tăng lượng rau có trong thức ăn mỗi ngày.
– Tuy nhiên bạn cần chú ý là không được tăng chất xơ lên đột ngột trong khẩu phần ăn vì có thể gây khó chịu, chướng bụng.
Cách làm đúng đắn là tăng chất xơ với mức độ từ từ cho hệ tiêu hóa thích nghi kịp thời. Ngoài ra bạn có thể tăng cường uống các loại nước trái cây đặc biệt là nước có chứa sorbitol.
Đây là dưỡng chất mang lại công dụng nhuận tràng, làm mềm các chất thải.
– Ngoài ra bạn cũng đừng bỏ qua việc hấp thụ vào cơ thể các loại ngũ cốc giàu dinh dưỡng nguyên hạt để cơ thể giảm thiểu nguy cơ mắc táo bón.
Bên cạnh đó, người dễ mắc bệnh táo bón cũng cần hạn chế việc hấp thụ các loại thực phẩm đóng hộp, chứa chất bảo quản, ăn quá nhiều thịt hay uống nhiều sữa.
Xem thêm: Thải độc đại tràng Lifiber của Unicity giúp hết tình trạng tạo bón.
LỜI KHUYÊN CỦA CHUYÊN GIA
Ngoài việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý thì người bệnh cũng cần duy trì một thói quen sinh hoạt lành mạnh theo lời khuyên của các chuyên gia.
Theo nhận định của Thạc Sĩ – Bác sĩ Nguyễn Thị Hằng thì người bị bệnh cần ăn đủ 3 bữa mỗi ngày, ăn đủ chất vào những giờ quy định.
Bên cạnh đó người bệnh cần ngủ đủ giấc đồng thời hạn chế các biểu hiện căng thẳng kéo dài. Không những thế, người bệnh cũng nên tăng cường vận động thể chất, chơi một số môn thể thao để nâng cao sức khỏe.
Bài viết này đã giới thiệu đến bạn một số kiến thức cơ bản về bệnh táo bón, cách phòng tránh, chế độ dinh dưỡng cũng như các biện pháp y tế khi chữa trị căn bệnh này!
Hy vọng chúng sẽ hữu ích với bạn và giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy sức sống! Mọi ý kiến phản hổi của Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi qua.
Hotline: 0971.056780 hoặc 0828.056780
Zalo: 0971.056780
Website: https://bigonline.com.vn
Gmail: hotro.bigonline.com.vn
Có Thể Bạn Quan Tâm:
Bệnh gan là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị bệnh gan.
Bệnh đau dạ dày nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách chữa đau dạ dày tại nhà.
Bệnh cao huyết áp nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng và cấp cứu cao huyết áp tại nhà.
Bệnh thần kinh tọa nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh thần kinh tọa.